Chỉnh hàm móm

02/06/2023

Hàm móm là trường hợp bị sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Trường hợp này khiến người bị trở nên tự ti, mặc cảm do gương mặt thiếu thẩm mỹ. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì có thể phẫu thuật chỉnh hàm móm để khắc phục tất cả các vấn đề trên. Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này trong bài viết dưới đây.

Những trường hợp nào nên phẫu thuật chỉnh hàm móm?

Hàm móm là tình trạng phần xương hàm dưới phát triển quá mức khiến cho cấu trúc khoang miệng bị mất cân đối và nhô ra phía trước. Khi người bệnh ngậm miệng, có thể nhìn rõ xương hàm dưới sẽ bao phủ hoàn toàn phần xương hàm trên. Hàm móm có rất nhiều mức độ khác nhau, trong đó có trường hợp nặng nhất là bệnh nhân bị móm nặng và không thể khép miệng lại được.

Tuy nhiên, ngoài lý do phổ biến như di truyền thì tình trạng hàm móm cũng có thể xuất hiện do chấn thương răng miệng. Chẳng hạn như chấn thương do lực cùn vào miệng hoặc do thói quen xấu như mút ngón tay cái.

khi nào nên chỉnh hàm móm

Với những trường hợp nào bạn nên cân nhắc phẫu thuật hàm móm?

Dưới đây là một số trường hợp nên thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm móm để sớm sở hữu hàm răng đẹp:

  • Người bị móm hàm dưới: Hàm dưới nhô ra xa hơn hàm trên.
  • Người bị móm hàm trên: Hàm trên nhô ra xa hơn bình thường.
  • Người bị móm 2 hàm.

Hàm bị móm do nguyên nhân gì và ảnh hưởng như thế nào?

Trong nội dung dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây móm hàm và sự ảnh hưởng của nó đến cuộc sống thường ngày.

Nguyên nhân khiến hàm bị móm

Ngoài yếu tố di truyền là nguyên nhân gây móm phổ biến nhất thì dưới đây là 3 lý do khác có thể gây hàm móm. Cụ thể là:

Xương hàm phát triển bị sai lệch dẫn đến hàm bị móm

Người bị móm do phần xương hàm dưới phát triển quá mức, chìa ra ngoài quá nhiều. Hoặc một số trường hợp do xương hàm trên kém phát triển nên bị lùi vào trong. Nhiều trường hợp nặng hơn là bị sai lệch đồng thời cả hai hàm.

Hàm móm do răng mọc lệch

Đây là tình trạng răng dưới phát triển quá đà, khiến cả hàm răng dưới bị chìa ra ngoài. Bên cạnh đó, một số trường hợp là do răng mọc sai vị trí, không có chỗ để răng mọc lên. Dẫn đến tình trạng răng dưới vừa mọc lộn xộn vừa bị nhô ra ngoài.

Cả xương hàm và răng đều sai lệch

Đây có thể xem là trường hợp phức tạp nhất khi bị móm đồng thời cả hai hàm do răng và xương hàm phát triển không đồng đều. Lúc này, bạn sẽ phải thực hiện đồng thời 2 phương pháp chữa hàm mómchữa răng móm để mang lại kết quả tối ưu.

nguyên nhân hàm bị móm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc xương hàm bị móm

Hàm móm ảnh hưởng như thế nào đến tổng thể gương mặt?

Chắc chắn, hàm móm sẽ khiến gương mặt trở nên mất cân đối. Từ đó gây mất thẩm mỹ và khiến người bị tự ti hơn. Dưới đây là một vài ảnh hưởng do răng móm gây nên:

Hàm móm gây mất thẩm mỹ

Khi bị hàm móm thì góc nghiêng của gương mặt nhìn sẽ bị lõm. Do hàm dưới và cằm bị nhô ra trước nhiều. Khiến gương mặt không được hài hoà, cân đối và gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, răng cửa hàm dưới nhô ra che khuất răng hàm trên sẽ khiến cho gương mặt trông kém tươi tắn và già dặn hơn.

Khả năng nhai thức ăn bị ảnh hưởng

Những người bị móm hầu như không cắn thức ăn được bằng răng cửa. Do răng hàm trên và hàm dưới cách xa nhau. Nên lực ăn nhai sẽ bị dồn nhiều vào răng sau khiến tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng hơn và làm giảm tuổi thọ của các răng trên cung hàm.

Lâu dần, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lên vùng cơ mặt và khớp thái dương hàm. Gây nên các triệu chứng như mỏi cơ, đau khớp, ăn nhai khó, từ đó làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Khó phát âm

Khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng đáng kể ở những người bị sai khớp cắn, bị móm. Nói ngọng, phát âm không rõ chữ là những điều thường gặp. Nó gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giao tiếp cũng như sự tự tin ở mỗi người.

Hàm móm dễ dẫn dến các vấn đề về răng miệng

hàm móm ảnh hưởng như thế nào

Hàm móm gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, sự tự tin…

Khi bị móm, hai hàm răng sẽ không thể tiếp xúc đúng cách khi ăn nhai. Điều này khiến răng dễ bị mài mòn, làm men răng bị tổn thương. Đồng thời dẫn đến hàng loạt các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm tủy.

Tham khảo: Tìm hiểu về phương pháp chỉnh hàm hô

Bảng giá chỉnh hàm móm mới nhất

Chỉnh hàm móm là phương pháp thẩm mỹ nha khoa có kỹ thuật phức tạp. Vậy nên mức giá của phương pháp này cũng có phần hơi cao so với mốt số dịch vụ thẩm mỹ hàm mặt khác. Tuy nhiên, kết quả sau khi thực hiện chắc chắn sẽ tương xứng với mức chi phí mà bạn bỏ ra.

giá phẫu thuật chỉnh hàm móm

Phẫu thuật hàm móm giá bao nhiêu tiền?

Để hình dung rõ hơn, bạn có thể tham khảo bảng giá phẫu thuật hàm móm mới nhất tại Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An. Để từ đó có sự chuẩn bị tài chính trước khi phẫu thuật hàm móm.

Dịch vụ chỉnh hàm Chi phí thực hiện
Chỉnh hàm móm 130 triệu đồng
Chỉnh hàm hô 130 triệu đồng
Gọt hàm 70 triệu đồng

Lưu ý: mức giá này được cập nhật vào tháng 06/2023 và chỉ mang tính chất tham khảo

Quy trình thực hiện cắt hàm móm chuẩn

Nếu bạn đang chuẩn bị phẫu thuật chỉnh hàm móm thì có thể tham khảo quy trình thực hiện chuẩn y khoa được Bệnh viện Thẩm mỹ Nam AN chia sẻ trong nội dung dưới đây:

Bước 1. Thăm khám và tư vấn

Khách hàng sẽ bắt đầu bằng việc thăm khám tổng quát, đánh giá tình trạng móm với bác sĩ chuyên khoa. Sau đó sử dụng thiết bị CT Scanner để nhìn thấy toàn bộ cấu trúc khuôn mặt, xương hàm. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ xác định tỉ lệ cân chỉnh phù hợp với từng khách hàng.

quy trình phẫu thuật chỉnh hàm móm

Thăm khám là một trong những giai đoạn quan trọng bậc nhất

Bước 2. Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi phẫu thuật là bước vô cùng quan trọng. Nhằm đảm bảo sức khỏe và tâm lý của bạn không có vấn đề gì, đủ điều kiện để phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm như: đo huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm máu,…

Bước 3. Hội chuẩn chuyên sâu

Từ ảnh chụp CT và kết quả khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp thực hiện phù hợp nhất. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được xem trước kết quả sau khi phẫu thuật bằng hình ảnh 3D. Ngoài ra, trước khi phẫu thuật bạn sẽ được tư vấn toàn bộ quá trình thực hiện.

Bước 4. Tiến hành gây mê và phẫu thuật hàm móm

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để bạn không cảm thấy đau hay khó chịu trong quá trình thực hiện. Tùy tình trạng móm mà bác sĩ sẽ có phương pháp phẫu thuật khác nhau. Cụ thể là:

  • Mức độ móm trung bình: cắt xương hàm dưới trượt ra phía sau. Đồng thời điều chỉnh và làm khít khớp cắn.
  • Mức độ móm nặng, 2 hàm cách xa: Bác sĩ sẽ cắt xương hàm dưới đẩy lùi về sau. Đồng thời cắt và sửa xương hàm trên để kéo về phía trước.

Bước 5. Khâu đóng kín vết mổ và chăm sóc hậu phẫu

Sau khi thực hiện xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu thẩm mỹ vết mổ. Tiếp theo là dùng nẹp vít y khoa để cố định vùng xương hàm lại.

Sau khi hoàn thành, khách hàng sẽ được đưa về phòng chăm sóc hậu phẫu để nghĩ ngơi và theo dõi.

Sau khi sức khoẻ ổn định, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra kết quả chỉnh hàm móm.

Câu hỏi thường gặp khi phẫu thuật hàm móm

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp chỉnh hàm móm thì hãy theo dõi nội dung dưới đây. Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi được quan tâm nhất về dịch vụ này.

Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không?

Luôn tồn tại tỷ lệ rủi ro nhất định trong phẫu thuật cắt hàm móm nói riêng và lĩnh vực làm đẹp nói chung. Bởi không có bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào đảm bảo an toàn tuyệt đối.

cắt hàm móm có nguy hiểm không

Phẫu thuật hàm móm có gây nguy hiểm không?

Tuy nhiên nếu bạn thực hiện chỉnh hình hàm móm ở địa chỉ uy tín thì sẽ không phải lo lắng về vấn đề này. Dưới đây là 3 tiêu chí để bạn dễ dàng đánh giá một cơ sở làm đẹp chất lượng:

Cơ sở vật chất

Phẫu thuật chỉnh hàm móm là phương pháp tương đối phức tạp. Chính vì vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ làm đẹp được đầu tư cơ sở vật chất chuẩn y khoa. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo chất lượng dịch vụ của Bệnh viện hay Viện thẩm mỹ đó trên các trang mạng. Ngoài ra, feedback của những khách hàng đã từng thực hiện trước đây cũng sẽ là thông tin hữu ích.

Tay nghề bác sĩ

Tay nghề của bác sĩ chiếm đến 80% tỉ lệ thành công khi chỉnh hàm móm. Bạn nên lựa chọn địa chỉ có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm và đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật hàm móm thành công trước đây.

Nếu khách hàng chỉ quan tâm đến giá cả mà chọn bác sĩ tay nghề kém thì không chỉ phẫu thuật không có hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Hệ thống trang thiết bị

Trang thiết bị chắc chắn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả thẩm mỹ hàm móm. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ ca phẫu thuật. Một cơ sở y địa chỉ uy tín sẽ sở hữu hệ thống máy móc tân tiến, đạt chuẩn y khoa và đủ điều kiện để đưa vào sử dụng.

Phẫu thuật hàm móm có đau không?

Có thể thấy tâm lý chung của nhiều khách hàng khi muốn phẫu thuật thẩm mỹ đều sợ đau. Chính vì vậy mà họ chấp nhận sống chung với hàm răng xấu cả đời. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉnh hàm móm là phương pháp thẩm mỹ hạn chế tối đa những cảm giác đau đớn hay khó chịu.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây mê toàn diện để bạn chìm vào giấc ngủ. Vậy nên các bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện. Khi phẫu thuật xong, bạn sẽ hoàn toàn tỉnh táo lại.

Sau 1 – 2 ngày, vùng xương hàm vừa phẫu thuật có sẽ xuất hiện tình trạng sưng và ê buốt nhẹ. Đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và chống viêm nên tình trạng này sẽ sớm chấm dứt.

chỉnh hàm móm có đau không

Chỉnh móm sẽ gây đau trong một vài ngày sau phẫu thuật

Chỉnh hàm móm bao lâu thì lành?

Thông thường, bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau 30 ngày phẫu thuật chỉnh hàm móm. Một số người có cơ địa tốt thì quá trình lành thường có thể rút ngắn chỉ còn 15 – 20 ngày.

Thời gian xương hàm tái cấu trúc và đạt sự ổn định tốt nhất là sau 2 – 3 tháng. Lúc này bạn sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi của khuôn mặt. Chức năng ăn nhai cũng được cải thiện tốt hơn nhờ khớp cắn 2 hàm đồng nhất.

Sau cắt hàm móm cần chăm sóc như thế nào?

Sau khi phẫu thuật chỉnh hàm móm, để xương hàm hồi phục và ổn định thì bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách. Dưới đây là những lưu ý quan trọng sau sửa hàm móm bạn cần ghi nhớ:

  • 3 ngày đầu sau khi phẫu thuật, mặt của bạn sẽ bị sưng và phù nề. Bạn có thể chườm đá để giảm đau và giảm sưng.
  • Uống thuốc chống viêm, giảm đau, chống sưng nề theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.
  • Hạn chế nhai trong 2 – 5 ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Tránh ăn đồ cứng và có thể ăn đồ lỏng như cháo, súp, canh,…
  • Tăng cường sử dụng các loại nước ép, rau củ quả để cung cấp vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể nhanh hồi phục.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để sát khuẩn khoang miệng trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật.
  • Vệ sinh răng thật nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến vùng mới phẫu thuật.

Lời kết

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chỉnh xương hàm móm. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ này, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Nam An để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất. Chúc bạn sớm tạm biệt hàm răng móm và sử hữu nụ cười tự tin.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đặt
lịch hẹn