Chỉnh sửa mũi hỏng

22/05/2023

Mặc dù được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ ít xâm lấn với rủi ro tối thiểu. Phẫu thuật nâng mũi vẫn có thể thất bại bởi một số nguyên nhân như bác sĩ thiếu kinh nghiệm, lựa chọn cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, hay do quá trình chăm sóc hậu phẫu sai cách, v.v. Các tình trạng thường gặp ở một ca sửa mũi hỏng phổ biến như biến dạng mũi (cong vẹo, lệch vách, lệch đầu mũi), lộ sóng, thiếu cân xứng, đầu mũi bóng đỏ, v.v.

sửa mũi hỏng

Những trường hợp phải chỉnh sửa mũi hỏng sau phẫu thuật thất bại là khá phổ biến

Can thiệp chỉnh sửa mũi hỏng lúc này được xem là giải pháp đáng cân nhắc để cải thiện thẩm mỹ và đảm bảo chức năng mũi hoạt động tốt. Vậy làm cách nào để nhận biết mũi bị hư và khi nào cần can thiệp chỉnh lại mũi? Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An tìm hiểu chi tiết qua thông tin hữu ích bên dưới.

Khi nào cần tìm hiểu các phương pháp sửa mũi hỏng?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ phục hình toàn bộ dáng mũi, giúp cải thiện khuyết điểm, mang đến chiếc mũi đẹp, hài hoà và tỷ lệ chuẩn với đường nét gương mặt. Nếu kết quả thẩm mỹ khiến bạn không hài lòng hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình thức hoặc chức năng mũi. Bạn có thể đã gặp phải tình trạng nâng mũi bị hư và cần can thiệp chỉnh sửa mũi để khắc phục. Phẫu thuật sửa mũi hỏng đòi hỏi các bước tháo sụn cũ, điều chỉnh và định hình lại dáng mũi.

khi nào cần chỉnh sửa mũi hỏng

Lệch vách ngăn là một biểu hiện nâng mũi thất bại khá phổ biến

Tuy nhiên sau nâng mũi, mũi rất dễ bị tổn thương và cần thời gian hồi phục hẳn. Vì thế, bạn cần đợi ít nhất từ 3 đến 6 tháng nếu muốn can thiệp sửa mũi lần hai. Điều này giúp mũi có đủ thời gian hồi phục và sẵn sàng cho ca phẫu thuật kế tiếp.

Các dấu hiệu nâng mũi bị hỏng thường gặp

Các dấu hiệu thẩm mỹ mũi bị hỏng thường gặp có thể nhận biết bằng mắt thường như dáng mũi bị lệch, cong vẹo, đầu mũi bóng đỏ, mũi mất cân xứng, lộ sống mũi, v.v. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến cho thấy quá trình nâng mũi của bạn đã bị hỏng.

Mũi nâng bị lệch vách ngăn, lệch trụ mũi

Lệch vách ngăn, lệch trụ mũi khiến cho đầu mũi nghiêng hẳn về một bên, lỗ mũi thiếu cân đối là dấu hiệu điển hình của nâng mũi hỏng có thể quan sát bằng mắt thường theo hướng từ dưới lên.

Nguyên nhân gây vách ngăn hay trụ mũi bị lệch có thể do bác sĩ thẩm mỹ thiếu kinh nghiệm, tay nghề yếu kém khiến quá trình đưa vật liệu độn vào bên trong mũi thiếu chính xác, thao tác sai và cấy ghép không đúng vị trí là nguyên nhân dẫn đến lệch trụ. Ngoài ra, nếu khách hàng bị vẹo vách ngăn bẩm sinh nhưng không được xử lý đúng trước khi nâng. Trường hợp này cũng thường dẫn đến tình trạng lệch vách ngăn sau thẩm mỹ.

nâng mũi bị lệch vách ngăn

Mũi bị lệch vách ngăn thường xuất hiện do tay nghề của bác sĩ không đảm bảo

Vách ngăn có thể bị lệch về phía bên phải hoặc trái, dưới ⅔ sống mũi hoặc lệch ở một bên cánh mũi. Mặc dù có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, nhưng lỗi hỏng này thường chỉ được phát hiện sau khi kết thúc thời gian băng nẹp. Chính vì thế, để giúp quá trình thẩm mỹ mũi diễn ra tốt đẹp và nhận biết lỗi xảy ra sau phẫu thuật. Bạn cần thăm khám thường xuyên và theo dõi tình trạng mũi nhiều góc độ để phát hiện kịp thời.

Bị lòi sụn đầu mũi, lộ sống mũi

Tình trạng sụn đầu mũi hoặc sóng mũi bị lộ, biểu hiện điển hình như mũi căng tức, vật liệu độn nhô cao, trồi lên in hằn vào mũi khi quan sát bằng mắt thường cũng là dấu hiệu cho thấy phẫu thuật nâng mũi thất bại. Lúc này bạn nên cân nhăc việc nghĩ đến phương pháp sửa mũi hỏng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lòi sụn đầu mũi, lộ sống mũi sau phẫu thuật có thể do tay nghề bác sĩ phẫu thuật còn kém, thiếu sự chuẩn xác trong đo đạc tỷ lệ và cắt gọt tạo hình thanh độn, hoặc do khách hàng có cơ địa kém, da mỏng cộng thêm áp lực từ sụn gây lộ rõ vật liệu độn.

Đầu mũi bị bóng đỏ

Tình trạng bóng đỏ đầu mũi có thể xảy ra trong vài ngày đầu sau phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sau một tuần, có thể mũi đã bị hỏng sau nâng. Cụ thể hơn, mũi gặp các dấu hiệu như mũi sưng tấy, căng bóng, ửng đỏ, nhìn rõ các mao mạch bên dưới da, khi sờ nắn bằng tay có thể cảm nhận được rõ sụn bên dưới da thì rất có thể mũi đã hỏng sau phẫu thuật.

Nguyên nhân khiến mũi bóng đỏ sau khi nâng thường do nhiễm trùng, sụn không tương thích, nâng quá cao. Mặt khác do chất liệu độn quá dày, gây ma sát trực tiếp với phần mũi. Điều này khiến da mũi mỏng dần và làm lộ sụn hoặc mao mạch dưới da.

nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Đỏ đầu mũi cũng là một trường hợp xuất hiện khá phổ biến

Mũi bị hếch sau khi nâng

Sửa mũi hỏng cũng khiến tỷ lệ mũi thiếu cân đối với gương mặt, phổ biến là chiều dài mũi ngắn so với gương mặt, phần đầu mũi hếch lên phía trên lộ 2 lỗ mũi gây kém duyên khi nhìn trực diện. Tình trạng mũi hếch sau nâng có thể do sụn kém chất lượng, cơ sở phẫu thuật không uy tín, v.v. Nó làm cho các mô xơ co rút một thời gian sau phẫu thuật, kéo phần đầu mũi lên cao, ngắn dần và kém thẩm mỹ.

Mũi nhiễm trùng sau khi nâng

Rủi ro liên quan đến nhiễm trùng sau nâng mũi thường hiếm khi xảy ra. Chỉ cần lựa chọn bệnh viện thẩm mỹ uy tín và tuân thủ yêu cầu hậu phẫu từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu như đầu mũi tấy đỏ, viêm, xuất hiện mụn nước, sụn mũi thâm đen, dịch mũi chảy liên tục và ngứa ngáy, đau rát. Rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng nhiễm trùng sau nâng mũi thẩm mỹ.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật là do vệ sinh kém, phản ứng phản vệ của cơ thể với chất liệu độn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, khâu vô trùng không đảm bảo, tay nghề của bác sĩ không đủ tốt hoặc chăm sóc hậu phẫu sai cách.

Những nguyên nhân làm mũi bị hỏng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phẫu thuật nâng mũi hỏng, phổ biến như việc lựa chọn sai địa điểm thẩm mỹ, bác sĩ thiếu kinh nghiệm chuyên môn, quy trình chăm sóc hậu phẫu chưa đúng cách, v.v. Hiểu được các nguyên nhân dẫn đến thất bại trong nâng mũi thẩm mỹ có thể giúp bạn tránh được rủi ro không mong muốn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến việc thẩm mỹ mũi gặp thất bại.

Do đội ngũ bác sĩ nâng mũi không đủ chuyên môn, cơ sở không đảm bảo

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phẫu thuật nâng mũi không thành công. Đó là lựa chọn cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín hoặc bác sĩ phẫu thuật nâng mũi thiếu kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng hành nghề yếu kém. Việc lựa chọn các cơ sở, địa điểm thẩm mỹ kém chất lượng dễ dẫn đến tình trạng trang thiết bị vật chất không đảm bảo. Cùng với đó là quy trình thẩm mỹ thiếu chuẩn xác, đội ngũ nhân viên thiếu chuyên nghiệp, v.v.

Ngoài ra, lựa chọn bác sĩ phẫu thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định dáng mũi đẹp sau thẩm mỹ và hạn chế tối đa rủi ro nâng mũi hỏng.

lựa chọn bác sĩ nâng mũi uy tín

Hãy lựa chọn một bác sĩ chuyên môn có kinh nghiệm cao để hạn chế các biến chứng

Do những sai sót trong quá trình thực hiện làm mũi hỏng

Khâu chuẩn bị chưa đúng tiêu chuẩn hoặc sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện thẩm mỹ. Có thể kể đến như sai khâu vô trùng thiết bị, dụng cụ phẫu thuật, nẹp mũi không chuẩn, kháng sinh không đúng liều lượng, v.v. có thể dẫn đến tình trạng mũi hỏng sau phẫu thuật, thậm chí gây ra biến chứng không mong muốn.

Lúc này việc lựa chọn các bệnh viện uy tín có quy trình rõ ràng, đội ngũ điều dưỡng, bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm, v.v.. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro không mong muốn do sai sót không đáng có.

Mũi bị hỏng do phương pháp nâng, loại sụn mũi không phù hợp

Lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật nâng mũi hoặc loại sụn nâng mũi không phù hợp có thể gây nên tình trạng mũi hỏng.

Ví dụ như khách hàng có da mỏng, mũi ngắn, việc chọn lựa sụn nhân tạo cùng lúc để nâng cao sóng mũi và đầu mũi lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng bóng đỏ mũi, lộ sóng, hay thủng da đầu mũi. Sở dĩ xảy ra vấn đề này một phần bởi bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề kém tạo dáng mũi cao quá mức. Mặt khác, phần da mũi mỏng manh trong khi sụn nhân tạo lại có tính chất bào mòn da. Từ đó dẫn đến tình trạng bóng đỏ sau thẩm mỹ.

Lúc này, việc thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn chọn được phương pháp nâng mũi cũng như loại sụn sử dụng thích hợp nhằm tránh các rủi ro hỏng mũi không mong muốn.

Sửa mũi bị hư do các vấn đề liên quan đến cơ địa mỗi người

Phản ứng đào thải vật thể lạ trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc mũi sau nâng bị hỏng. Hiện tượng đào thải này xảy ra hoàn toàn do cơ địa. Nó thường có tỷ lệ xảy ra khoảng 1% trong thẩm mỹ nâng mũi. Biểu hiện đào thải sau nâng mũi có thể phát hiện kịp thời như tình trạng viêm, sưng tấy, vùng mũi có mùi hôi, đau nhức, v.v.

Để tránh biến chứng nghiêm trọng và can thiệp chỉnh sửa mũi kịp thời. Bạn nên thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên môn ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

Sửa mũi hỏng do quá trình chăm sóc hậu phẫu không đúng

Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến mũi hỏng sau thẩm mỹ. Thông thường, sau khi phẫu thuật kết thúc, bác sĩ phẫu thuật và điều dưỡng viên sẽ thăm khám kiểm tra vùng phẫu thuật và hướng dẫn đầy đủ các thông tin cần thiết cần tuân thủ trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.

mũi hỏng do quá trình chăm sóc hậu phẫu không tốt

Chăm sóc hậu phẫu tốt sẽ giúp hạn chế các biến chứng không mong muốn

Việc tuân thủ các yêu cầu này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thành công của ca phẫu thuật. Do đó, việc không thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ khiến kết quả thẩm mỹ không như mong đợi hoặc thẩm mỹ gây hỏng mũi sau thẩm mỹ. 

Hình ảnh những ca nâng mũi bị hỏng

Để dễ dàng nhận ra dấu hiệu của chiếc mũi bị hư sau phẫu thuật thẩm mỹ. Mời bạn xem qua một số hình ảnh các ca thẩm mỹ mũi hỏng thường gặp dưới đây:

các ca sửa mũi hỏng

hình ảnh chỉnh sửa mũi hỏng sau phẫu thuật

kết quả sau khi sửa mũi hỏng

Lưu ý: kết quả thẩm mỹ sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người

Bảng giá sửa mũi hỏng mới nhất 2023

Dưới đây là chi phí chỉnh mũi hỏng do phẫu thuật nâng mũi. Thông tin được cập nhật mới nhất tháng 05/2023 tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Nam An:

Dịch vụ sửa mũi Chi phí thực hiện
Mũi đã nâng 1 lần 120 triệu đồng
Mũi đã nâng 3 lần 180 triệu đồng
Mũi đã nâng trên 5 lần 230 triệu đồng
Mũi đã từng nâng sụn sườn 260 triệu đồng

Lưu ý: mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo

Tại sao cần tiến hành chỉnh sửa mũi hỏng?

Thẩm mỹ mũi thất bại không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, suy giảm chức năng đường thở, ảnh hưởng đến hô hấp và thị giác. Chính vì thế, tìm đến giải pháp sửa mũi hỏng sau phẫu thuật đúng lúc là cực kỳ quan trọng. Đây là những lý do chính khiến bạn nên cân nhắc đến việc chỉnh sửa lại mũi bị hư sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Chỉnh sửa mũi hỏng giúp lấy lại vẻ đẹp vốn có

Mũi biến dạng do bị hỏng sau thẩm mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến nét đẹp tổng thể khuôn mặt. Can thiệp tái thẩm mỹ giúp chỉnh sửa lại khuyết điểm mũi, trao trả lại chiếc mũi hài hoà, cân đối, tỷ lệ chuẩn với đường nét gương mặt.

Mũi hỏng làm mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống

Hỏng mũi sau thẩm mỹ tác động tiêu cực đến tâm lý, gây cảm giác tự ti, ngại giao tiếp. Ngoài ra thì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và chất lượng cuộc sống. Tìm đến các phương pháp chỉnh sửa mũi bị hỏng giúp lấy lại dáng mũi đẹp tự nhiên, phục hồi sự hài hoà cho đường nét khuôn mặt. Đồng thời cải thiện sự tự tin và giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

tại sao nên nâng mũi hỏng

Nâng mũi hỏng giúp mang lại sự tự tin trong công việc và cuộc sống

Nâng mũi bị hỏng để tránh các vấn đề liên quan đến sức khỏe

Quá trình nâng mũi thất bại có thể ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Nó tác động trực tiếp đến đường hô hấp hay thị giác do các biến chứng về sụn như xơ hoá, sụn lỏng lẻo, chèn ép đường thở gây khó khăn trong việc hít thở, ngửi hoặc nhìn. Việc sửa mũi hỏng sau phẫu thuật giúp kịp thời phục hồi chức năng mũi, tránh tình trạng viêm mũi họng, khó thở kéo dài. Đồng thời cải thiện các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thời điểm nào phù hợp để phẫu thuật mũi hỏng?

Thời điểm thích hợp để sửa mũi hỏng có thể khác nhau tùy từng trường hợp.

  • Đối với mũi vừa can thiệp phẫu thuật trong vòng 1 đến 2 tháng phát hiện các bất thường như cong vẹo, lệch sống mũi. Bạn có thể tìm đến bác sĩ phẫu thuật để được thăm khám và can thiệp chỉnh sửa kịp thời. 
  • Đối với trường hợp nhiễm trùng một thời gian sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn mũi ra ngoài, xử lý vùng nhiễm trùng và theo dõi mức độ phục hồi trong vòng 3 đến 6 tháng. Sau khi vết thương hoàn toàn hồi phục, bạn có thể thực hiện chỉnh sửa mũi bị hư.
  • Đối với mũi nâng đã lâu gặp các biến chứng như xơ hoá, tụt sóng, bóng đỏ,v.v. Thời điểm can thiệp chỉnh sửa mũi tùy theo tình trạng mũi của mỗi người. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ cho biết chính xác thời gian cũng như phương pháp can thiệp thích hợp.

Cách chăm sóc sau khi sửa mũi hỏng

Việc chăm sóc sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi bị hư cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn chăm sóc đúng cách sau chỉnh mũi hỏng:

  • Tránh để vùng mũi tiếp xúc trực tiếp với nước sau phẫu thuật.
  • Cố định dáng mũi, tránh va chạm mạnh hay nằm nghiêng trong những ngày đầu sau phẫu thuật.
  • Kiêng thức ăn dễ gây kích ứng, gây viêm, sẹo lồi như hải sản, thịt bò, trứng, rau muống,…
  • Vệ sinh vết khâu với nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng 1 đến 2 lần mỗi ngày.
  • Chườm lạnh trong 2 ngày đầu, sau 4h chườm lạnh 1 lần, mỗi lần 10 đến 15 phút.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, và bôi kem chống sẹo.
chăm sóc sau khi chỉnh sửa mũi hỏng

Sau khi sửa mũi lần 2, lần 3… hãy tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ

Nâng mũi thẩm mỹ bị hỏng là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp này việc cân nhắc các phương pháp chỉnh sửa kịp thời là điều nên làm. Thẩm mỹ sửa mũi hỏng không chỉ giúp khắc phục các khuyết điểm xảy ra ở lần phẫu thuật trước. Mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh tình trạng khó thở v.v.

Tại Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An, khách hàng gặp phải tình trạng hỏng mũi sau phẫu thuật sẽ được thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm, nhằm đánh giá tình trạng mũi và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Liên hệ Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An để được tư vấn về các phương pháp chỉnh sửa mũi hỏng tối ưu nhất hiện nay.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đặt
lịch hẹn