Nâng mũi bọc sụn

07/03/2024

Nâng mũi bọc sụn chắc hẳn không còn xa lạ với các tín đồ sắc đẹp. Phương pháp này không chỉ mang lại cho bạn dáng mũi cao và thanh thoát mà còn thay đổi đường nét gương mặt. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về phương pháp nâng mũi này thì đừng vội lướt qua bài viết dưới đây của Bệnh viện thẩm mỹ Nam An để biết thêm chi tiết nhé.

nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bằng sụn tự thân và sụn nhân tạo mang đến nhiều ưu điểm

Nâng mũi bọc sụn là gì?

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ giúp nâng cao sống mũi bằng sụn sinh học và bọc sụn đầu mũi bằng sụn tự thân. Sụn tự thân có vai trò bảo vệ đầu mũi tránh những hiện tượng biến chứng sau nâng mũi như đỏ đầu mũi, lộ sống mũi, thủng đầu mũi,…

nâng mũi bọc sụn là gì

Mũi bọc sụn được thực hiện bằng cách sử dụng cả hai loại sụn nhân tạo và sụn tự thân

Bọc sụn giúp bạn sở hữu dáng mũi cao tự nhiên, hài hoà với gương mặt. Đặc biệt, phương pháp này không can thiệp quá sâu vào cấu trúc mũi, mức độ xâm lấn vừa phải. Bên cạnh đó còn có thể khắc phục các dáng mũi thấp tẹt, dáng mũi có có độ dài tương đối và đủ cao.

Các phương pháp sửa mũi bọc sụn

Hiện nay có 2 loại sụn được sử dụng phổ biến là sụn tai, sụn sườnsụn Megaderm. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể là:

Nâng mũi sụn tai

Nâng mũi bọc sụn tai hay còn gọi là sụn vành tai có hình hạt đậu nhỏ, nằm ngay sau vành tai. Loại sụn này được dùng để bọc vào phần đầu mũi, có tác dụng che chắn, tạo hình và nâng cao 1 phần đầu mũi

Bởi loại sụn này có độ chắc và tương thích với cơ thể cao, tuy có sự hấp thụ nhưng không đáng kể và khá an toàn. Nên thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để bọc đầu mũi nhằm tránh những biến chứng sau nâng mũi.

nâng mũi bằng sụn tai

Sụn tai mang đến độ tương thích gần như tuyệt đối với cơ thể

Nâng mũi sụn sườn

Đây là phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Sụn sườn nằm ở vị trí gần phía xương ức. Loại sụn này có độ chắc chắn, khỏe và dày. Khi thực hiện nâng mũi, các bác sĩ thường lấy sụn sườn phải số 6 hoặc 7. Loại sụn này thường sử dụng cho các trường hợp cần nâng cao sống mũi trên 5mm.

Tham khảo: Phương pháp nâng mũi sụn sườn

Nâng mũi sụn Megaderm

Vật liệu nhân tạo Megaderm là loại chất liệu cao cấp. Với cấu tạo được chiết xuất từ biểu bì của con người. Sau đó xử lý bằng công nghệ AlloClean giúp tăng khả năng tương thích với cơ thể của con người.

Loại sụn này tạo ra từ biểu bì con người nên có chức năng gần giống như sụn tự thân. Vì vậy hầu như sẽ không gây biến chứng, bị bóng đỏ đầu mũi hay làm dị ứng khi nâng mũi.

Ngoài ra, vật liệu Megaderm còn dùng để thay thế cho sụn tai trong trường hợp khách hàng không muốn lấy sụn tai, hoặc có những biến dạng không lấy được sụn tai.

Ưu nhược điểm của nâng mũi bọc sụn

Bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện. Dưới đây là những ưu nhược điểm khi nâng mũi mà bạn không thể bỏ qua:

Ưu điểm

Nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn được nhiều người lựa chọn nhất để thay đổi diện mạo của mình. Phương pháp làm đẹp này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Chất liệu sụn nhân tạo kết hợp sụn tự thân giúp tạo hình sống mũi dễ dàng hơn. Đồng thời tăng thẩm mỹ và độ bền theo thời gian.
  • Giúp hạn chế tối đa tình trạng biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng sau nâng mũi.
  • Mũi sau nâng đẹp tự nhiên, hài hoà với tổng thể gương mặt, không bị thô cứng, gượng gạo.
  • Sau phẫu thuật không lộ dấu vết thẩm mỹ, dao kéo.
  • Dáng mũi được duy trì lâu dài theo thời gian từ 15 – 20 mà không cần chỉnh sửa.
  • Loại sụn này có độ tương thích cao với cơ thể nên sẽ hạn chế tối đa các phản ứng đào thải.
  • Không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, phù hợp với những người cơ địa nhạy cảm.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trê thì phương pháp sửa mũi bọc sụn cũng tồn tại một số nhược điểm. Trong quá trình nâng mũi bằng sụn tự thân sẽ phải thực hiện thêm một số tiểu phẫu để lấy sụn từ chính cơ thể người thực hiện như: tiểu phẫu lấy sụn ở vành tai, sườn số 7,… Do đó sẽ tồn tại những mặt hạn chế như:

  • Cần lấy sụn tai bọc đầu mũi
  • Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm
  • Chi phí cao hơn so với phương pháp nâng mũi chỉ sử dụng vật liệu nhân tạo

Chi phí nâng mũi bọc sụn

Chi phí nâng mũi bọc sụn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và độ phức tạp của nó như chất liệu sụn, tình trạng mũi,…Bên cạnh đó, nếu khách hàng thực hiện thêm những tiểu phẫu khác như thu gọn cánh mũi thì chi phí sẽ cao hơn. Dưới đây là bảng giá mới nhất tại Bệnh viện thẩm mỹ Nam An:

Dịch vụ nâng mũi Chi phí thực hiện
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn (mũi mới)  80 triệu đồng
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn (mũi đã sửa) 120 – 260 triệu đồng
Nâng mũi sụn nhân tạo 15 triệu đồng
Nâng mũi S Line (bọc sụn tai) 35 triệu đồng

Lưu ý: mức giá này được cập nhật tháng 05/2023 và chỉ mang tính chất tham khảo

Hình ảnh sau khi nâng mũi bọc sụn

Một số hình ảnh sau khi nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn tại Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An:

hình ảnhtrước và sau khi nâng mũi bọc sụn

hình ảnh nâng mũi bọc sụn thành công

hình ảnh sau khi sửa mũi bọc sụn

Lưu ý: kết quả thẩm mỹ sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người

Quy trình nâng mũi bọc sụn

Để đạt được dáng mũi đẹp tự nhiên và hoàn hảo nhất thì quy trình nâng mũi chuẩn y khoa gồm các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Khách hàng sẽ được các bác sĩ thăm khám trực tiếp để kiểm tra dáng mũi. Sau đó các bác sĩ sẽ tư vấn dáng mũi và vị trí lấy sụn phù hợp nhất. Một số cơ sở thẩm mỹ có thể cho khách hàng xem trước hình ảnh 3D sau khi nâng mũi để chỉnh sửa sao cho khách hàng cảm thấy hài lòng nhất.

Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát

Khách hàng được thực hiện các bước kiểm tra sức khỏe tổng quát nhằm đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật. Các bước kiểm tra thường bao gồm xét nghiệm máu, đo huyết áp, nhịp tim, v.v.

Bước 3: Đo tỷ lệ, xác định dáng mũi

Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ đo vẽ dáng mũi và đánh dấu vị trí lấy sụn để đảm bảo quá trình sửa mũi bọc sụn diễn ra an toàn, chính xác nhất.

Bước 4: Sát khuẩn, gây tê

Khi tiến hành nâng mũi, khách hàng sẽ được gây mê nên hoàn toàn không cảm thấy đau đớn. Bên cạnh đó, bạn sẽ được sát khuẩn kỹ càng để tránh tình trạng nhiễm trùng trong trong quá trình phẫu thuật một cách tối đa nhất.

Bước 5: Tiến hành phẫu thuật

Bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật bằng đường rạch siêu nhỏ bên trong lỗ mũi để tiếp cận với cấu trúc bên trong mũi. Sau đó, bác sĩ tiến hành bóc tách nhẹ nhàng vùng da mũi để đưa sụn nhân tạo vào tạo độ cao cho dáng mũi. Sau đó, sụn tự thân đã được bóc tách trước đó từ cơ thể khách hàng sẽ được dùng để bao bọc đầu mũi, tạo sự hài hoà, cân đối và tự nhiên nhất cho mũi. Sau cùng bác sĩ sẽ khâu thẩm mỹ kết thúc ca phẫu thuật.

Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc sau hậu phẫu để có được kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Thời gian để mũi vào form đẹp là lành hẳn có thể từ 7 – 15 ngày. Trong giai đoạn này, mỗi ngày bạn cần vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau và kết hợp chườm đá để giảm sưng.

Nếu có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào bất thường, bạn phải quay lại thăm khám ngay lập tức để được xử lý kịp thời và tránh các biến chứng hậu nâng mũi.

Có nên nâng mũi bọc sụn không?

Nâng mũi bọc sụn có tốt không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây được xem là một trong những phương pháp thẩm mỹ an toàn hiện nay. Với kỹ thuật S line hiện đại giúp khắc phục tối đa các khuyết điểm về mũi như thấp, tẹt, không có sống mũi,…

Dáng mũi sau phẫu thuật sẽ có hình chữ S khi nhìn nghiêng. Khi nhìn chính diện thì dáng mũi sẽ giống chữ A với đầu mũi nhỏ, lỗ mũi có hình hạt chanh.

Phương pháp nâng mũi này nói không với những biến chứng theo thời gian. Bởi việc sử dụng sụn từ thân có tính an toàn cao. Khi được ghép vào mũi sẽ tồn tại bền vững trong cơ thể, không bị đào thải và không gây kích ứng cho cơ thể.

có nên nâng mũi bọc sụn không

Mũi bọc sụn là một phương pháp tạo hình dáng mũi khá an toàn được sử dụng phổ biến

Bên cạnh đó, nâng mũi sụn có hiệu quả dài lâu, có thể tồn tại trọn đời. Chính bởi những yếu tố trên mà ngày càng nhiều người lựa chọn nâng mũi sụn để nâng tầm nhan sắc, thay đổi diện mạo của bản thân.

Tuy nhiên, để đảm bảo có một dáng mũi ưng ý nhất và không bị biến chứng về sau, bạn nên lựa chọn những cơ sở làm đẹp uy tín chất lượng, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao.

Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Với những người đang tìm hiểu về nâng mũi sụn chắc hẳn vẫn còn chưa hiểu rõ về phương pháp thẩm mỹ này. Dưới đây là tổng hợp giải đáp những vấn đề mà mọi người quan tâm nhất về nâng mũi sụn.

Nâng mũi bọc sụn có vĩnh viễn không?

Nâng mũi sụn có vĩnh viễn không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc, loại sụn sử dụng,…Vì vậy không có câu trả lời tuyệt đối về câu hỏi này. Ngoài những yếu tố trên, cơ địa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của mũi.

nâng mũi bọc sụn có vĩnh viễn không

Thời gian duy trì hiệu quả của mũi bọc sụn là rất lâu nếu đảm bảo các yếu tố cần thiết

Theo lý giải của các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ, độ bền của mũi bọc sụn cao hơn hẳn so với các phương pháp khác. Phương pháp này có thể duy trì hiệu quả lên tới 20 năm mà không cần phẫu thuật lại. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả có thể duy trì lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, bạn không cần lo lắng quá nhiều về thời gian tồn tại khi sửa mũi bọc sụn.

Nâng mũi bọc sụn có an toàn không?

Có thể nói, đây là một phương pháp thẩm mỹ ít xâm lấn nhất. Nên sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ gây biến chứng và giúp quá trình phục hồi nhanh hơn.

Phương pháp nâng mũi sụn sử dụng sụn nhân tạo để định hình độn sống mũi, kết hợp với vật liệu sụn tự thân để bọc đầu mũi. Vì thế sẽ không làm bào mòn da mũi, lộ sóng mũi.

Phương pháp này an toàn hơn hẳn so với các phương pháp chỉ sử dụng vật liệu nhân tạo để nâng sống mũi. Bởi loại sụn này khó tương thích với cơ thể và dễ bị đào thải ra ngoài. Đó là nguyên nhân vì sao, chỉ sau thời gian ngắn phẫu thuật nâng mũi, nhiều người đã phải sửa lại mũi bị biến chứng như lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi, căng da mũi, thủng da đầu mũi,…

Sửa mũi bọc sụn có để lại biến chứng không?

Nâng mũi bọc sụn có xảy ra biến chứng không là thắc mắc chung của nhiều người. Bất kỳ phương pháp làm đẹp nào cũng sẽ có nguy cơ xảy ra biến chứng. Vẫn có rất nhiều trường hợp sửa mũi thất bại và dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.

Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên lựa chọn những cơ sở làm đẹp uy tín và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

phương pháp chỉnh mũi này có để lại biến chứng không

Những biến chứng rất ít khi xuất hiện nếu chọn đúng cơ sở uy tín, chăm sóc hậu phẫu tốt

Cách chăm sóc sau bọc sụn mũi như thế nào?

Chăm sóc sau hậu phẫu là giai đoạn vô cùng quan trọng. Không chỉ có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật mà còn có thể làm ảnh hưởng sức khoẻ. Dưới đây là một số cách chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng mũi mà bạn có thể tham khảo:

  • Không gãi hoặc đè vào mũi mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc chống phù nề và thuốc chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ
  • Thay băng liên tục trong vòng 24h sau phẫu thuật.
  • Nghỉ ngơi hoàn toàn từ 1 – 2 ngày sau phẫu thuật
  • Chườm đá trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật để giảm sưng tấy. Nên bọc đá bằng khăn mềm để tránh làm bỏng lạnh.
  • Từ ngày thứ 4 thì chườm ấm để giảm sưng và thâm tím.
  • Không tự tháo thanh nẹp và phần băng trên mũi.
  • Vệ sinh vết mổ và vùng mũi hàng ngày bằng nước cất và bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày.
  • Có thể tắm và gội đầu ngay sau khi phẫu thuật nhưng tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật.
  • Hạn chế ăn thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống. Không ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh,…

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp những thông tin về phương pháp nâng mũi bọc sụn mới nhất hiện nay. Đừng quên follow Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An để cập nhật những xu hướng làm đẹp mới nhất nhé!

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đặt
lịch hẹn